Fundamental of Cloud Computing

 Nguyễn Mai Tiên - 20110255


Fundamental of Cloud Computing

Câu hỏi:

  1. Giả sử tài khoản mạng xã hội của bạn bị hack và bạn bị lộ tất cả các thông tin cá nhân. Hacker yêu cầu bạn phải nộp tiền để nhận lại data và không bị public. Bạn cảm thấy thế nào trong trường hợp này? Bạn nghĩ như thế nào về chi phí sử dụng dịch vụ cloud để bảo mật dữ liệu cá nhân.
  2. Bạn lưu trữ thông tin nào trên internet? Những rủi ro khi sử dụng internet là gì? Ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân cho người dùng chưa?
  3. Internet giúp cho bạn nhiều lợi ích cũng như có nhiều điều không tốt. Hãy liệt kê ví dụ minh họa. Điều gì bạn mong muốn làm online nhưng công nghệ chưa hỗ trợ
  4. Hãy định nghĩa các khái niệm cơ bản về Cloud (mô hình, lợi ích). Liệt kê 5 ví dụ sử dụng dịch vụ cloud trong thực tế
  5. Hãy lựa chọn 1 công ty có sử dụng dịch vụ cloud: https://aws.amazon.com/solutions/case-studies/ và viết 1 đoạn mô tả ngắn về cách công ty sử dụng và lợi ích mang lại cho công ty đó

Bài làm

1. Giả sử tài khoản mạng xã hội của bạn bị hack và bạn bị lộ tất cả các thông tin cá nhân. Hacker yêu cầu bạn phải nộp tiền để nhận lại data và không bị public. Bạn cảm thấy thế nào trong trường hợp này?

Trước tiên tôi sẽ cảm thấy hoang mang vì thông tin cá nhân của mình bị kẻ xấu đánh cắp để tống tiền. Tôi vẫn sẽ tiến hành giao dịch với Hacker, đồng thời nhờ đến chuyên gia công nghệ thông tin và bên bộ phận Công an để truy tìm ra Hacker. Sau khi giải quyết xong mọi chuyện, tôi sẽ tăng cường bảo mật thông tin trên các tài khoản cá nhân như không nên để công khai số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh, số và hình chụp chứng minh thư nhân dân dùng để đăng ký tài khoản, mạng xã hội hoặc bất kỳ đâu. Thứ hai, cần thận trọng khi đăng nhập các tài khoản mạng xã hội từ một ứng dụng, cửa sổ nào đó mà không phải trình duyệt tin cậy hay ứng dụng chính thức trên điện thoại. Thứ ba, cần cảnh giác với các trào lưu mới nổi trên các trang mạng xã hội mà yêu cầu click vào đường link, hoặc sử dụng app nào đó không đáng tin cậy. Thứ tư, luôn để ý các thông báo đăng nhập, nếu có bất thường hãy hủy ngay phiên đăng nhập đó.

Bạn nghĩ như thế nào về chi phí sử dụng dịch vụ cloud để bảo mật dữ liệu cá nhân.

- Dịch vụ bảo mật Cloud sẽ mang lại độ an toàn cao cho dữ liệu của người dùng. Với các biện pháp đám mây phù hợp, người dùng có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng của mình trên đám mây một cách an toàn và ở bất cứ đâu; với việc tận dụng những giải pháp bảo mật CNTT truyền thống, kết hợp với lợi thế của điện toán đám mây, tất cả lương truy cập đều phải thông qua Trung tâm dữ liệu tập trung. Qua đó, nó sẽ giúp gia tăng mức độ bảo mật của dịch vụ Cloud Security.

- Tôi nghĩ với việc sử dụng dịch vụ bảo mật đám mây - Cloud Security người dùng sẽ không phải bỏ ra cho phí lớn vào việc đầu tư các thiết bị phần cứng và các chi phí vấn đề bảo trì và vận hành hệ thống. Thay vào đó, chỉ cần một khoản chi phí nhỏ, người dùng cũng có thể sử dụng được dịch vụ Cloud Security tương đương với việc một hệ thống vật lý “khủng” cần phải đầu tư bên ngoài. Không những thế, người dùng còn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ của các kỹ thuật viên có trình độ và chuyên môn cao, khi có vấn đề xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ Cloud Security.

 

2. Bạn lưu trữ thông tin nào trên internet?

Tài liệu học tập và phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu làm việc hằng ngày; những thông tin, hình ảnh của chính bản thân người sử dụng,...

Những rủi ro khi sử dụng internet là gì?

Sử dụng không gian mạng hiện nay có khá nhiều rủi ro, như bị lộ thông tin cá nhân, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin; bị gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; bị cài và phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; bị xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử… Bản thân người dùng nếu thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết có thể vô tình tiếp tay cho các hành vi kể trên

Ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân cho người dùng chưa?

- Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu,... Các thông tin cá nhân sau khi được tiếp cận bởi doanh nghiệp, có thể trở thành nguồn dữ liệu có giá trị thương mại nhất thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, tiếp thị và các hoạt động cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên, để bảo đảm cuộc sống riêng tư, sự tự do cần thiết trong đời sống thường nhật, nhìn chung, các cá nhân không muốn thông tin cá nhân của mình bị lộ, lọt vào tay những người mà người có thông tin cá nhân không biết họ sẽ sử dụng thông tin đó cho mục đích gì. Chính vì thế, mỗi cá nhân thường có nhu cầu kiểm soát (hoặc tìm cách kiểm soát) sự lan truyền thông tin cá nhân liên quan tới bản thân mình. Ở Việt Nam, thuật ngữ “thông tin cá nhân” đã được nhắc tới trong Luật Dược năm 2005 và yêu cầu bảo mật “thông tin cá nhân” trong lĩnh vực hàng không đã được đề cập trong Luật Hàng không dân dụng năm 2006. Tuy nhiên, các quy định cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân chỉ thực sự xuất hiện trong Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (Luật CNTT). Mặc dù vậy, Luật CNTT chỉ quy định việc bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng chứ không quy định chung cho việc bảo vệ thông tin cá nhân.

Theo quy định của khoản 1 Điều 21 Luật công nghệ thông tin, tổ chức, cá nhân: “thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Khoản 1 Điều 22 Luật CNTT quy định quyền của chủ thể thông tin trong việc kiểm tra, yêu cầu đính chính hoặc hủy bỏ thông tin cá nhân do chủ thể khác lưu trữ. Theo đó, “cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó”

Khoản 2 Điều 22 Luật CNTT quy định “tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó”. Thêm vào đó, “cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân”.

 

3. Internet giúp cho bạn nhiều lợi ích cũng như có nhiều điều không tốt. Hãy liệt kê ví dụ minh họa.

Những lợi ích mà in ternet và mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Nó có thể giúp chúng ta:

1. Tìm kiếm thông tin và phát triển kinh tế, xã hội: Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ. Bạn có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm bằng cách search trên Google sẽ có rất nhiều trang web hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan.

2.Phục vụ học tập: Internet cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Bạn có thể học trực tuyến hay đào tạo từ xa thông qua mạng Internet. Nó giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp.

3. Trao đổi thư từ thay cách truyền thống: Bạn có thể dùng email để trao đổi thư từ với nhau một cách nhanh chóng thay bằng cách gửi thư truyền thống. Dùng email có thể gửi tài liệu, liên lạc với nhau bất kể thời gian và không gian.

4. Kết nối bạn bè: Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.

5. Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

6. Kinh doanh: Bán và mua hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì thế mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lí tưởng. Bạn cũng có thể dùng nó để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp cho bạn có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng.

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng.

1. Internet ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Lợi dụng Internet các thế lực thù địch và bọn tội phạm công nghệ cao lợi dụng các website tán phát virus để thu thập thông tin cá nhân: họ tên đăng nhập, số điện thoại, các mối quan hệ, email, mã số tài khoản tín dụng ngân hàng, mật khẩu… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, thậm chí tống tiền nhiều người.

2. Tăng tình cảm ảo, xa rời tình cảm thật: Với internet, qua các trang mạng xã hội, bạn có thể kết bạn được rất nhiều người, ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới. Cũng vì sự tiện lợi này, bạn sẽ ít dành thời gian cho các mối quan hệ cũ, ít có những cuộc gặp thật ngoài đời để đi chơi, ăn uống, ôn lại những kỷ niệm với nhau, từ đó, tình cảm bạn bè thật sự ở ngoài đời dần dần phai nhạt.

3. Lãng phí thời gian và xao nhãng học tập, làm việc: quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm kiến thức để chuẩn bị hành trang cho tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like,...

4. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước.

5. Giết chết sự sáng tạo: mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo.

6. Mất ngủ: ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.

7. Thiếu riêng tư: đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển.

Điều gì bạn mong muốn làm online nhưng công nghệ chưa hỗ trợ

Tôi muốn dùng công nghệ để phát hiện những trường hợp gian lận trong thi cử, trong các kì kiểm tra,...


4. Hãy định nghĩa các khái niệm cơ bản về Cloud (mô hình, lợi ích).

* Có 4 mô hình triển khai Cloud Computing thường gặp

- Private Cloud: được hiểu là hệ thống máy chủ điện toán đám mây riêng, cho phép khách hàng dễ dàng thiết lập sách sách riêng và tùy chỉnh cấu hình mà không bị phụ thuộc hoặc phải tuân thủ các quy định của nhà cung cấp dịch vụ. Phần lớn doanh nghiệp lựa chọn giải pháp Private Cloud do có nhu cầu sử dụng thường xuyên với cường độ cao hoặc tính chất đặc thù do chứa nhiều tài liệu bí mật, sở hữu trí tuệ, thông tin nhận dạng cá nhân, hồ sơ y tế, dữ liệu tài chính hoặc những dữ liệu nhạy cảm khác.

- Public Cloud: hay còn được gọi là dịch vụ máy chủ điện toán đám mây công cộng với mục đích chia sẻ cho thuê tài nguyên tính toán & hệ thống lưu trữ dữ liệu cho tất cả mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng máy chủ với mức giá phải chăng. Toàn bộ cơ sở hạ tầng máy chủ đều thuộc sở hữu của các nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud, nên khách hàng sẽ không phải đầu tư mua và bảo trì phần cứng hàng năm.

- Community Cloud: được hiểu là một loại hình dịch vụ điện toán đám mây được xây dựng và đóng góp tài nguyên bởi cộng đồng người sử dụng. Về cơ bản mô hình triển khai Community Cloud phần lớn sẽ tương tự với mô hình Private Cloud; tuy nhiên sự khác biệt duy nhất là toàn bộ tài nguyên sẽ được tập hợp từ nhiều hệ thống khác nhau nhưng đều có chung thiết lập và chính sách bảo mật đồng nhất từ các đơn vị tham gia hợp tác nhằm tối ưu chi phí và tăng khả năng chia sẻ dữ liệu.

- Hybrid Cloud: là một hình thức kết hợp ưu điểm của cả 3 loại hình (Private Cloud, Public Cloud và Community Cloud) để bạn có thể chủ động lựa chọn điều phối sử dụng những tính năng và khía cạnh tốt nhất của từng giải pháp có thể mang lại. Mô hình Hybrid Cloud không chỉ đảm bảo các yếu tố như bảo vệ và kiểm soát các dữ liệu, tài nguyên quan trọng về mặt chiến lược mà còn đáp ứng được các tiêu chí như tính hiệu quả chi phí đầu tư và tối ưu tài nguyên sử dụng.

* Lợi ích:

- Cắt giảm chi phí: Lợi ích đầu tiên có thể nhìn thấy ngay được khi chuyển sang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cắt giảm các chi phí quản lý và bảo trì, khấu hao hệ thống phần cứng hàng năm. Thay vì phải đầu tư các hệ thống máy chủ và thiết bị đắt tiền, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê sử dụng tài nguyên hạ tầng có sẵn của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây mà không phải bỏ ra một khoản đầu tư tốn kém.

+ Không phải lo vấn đề nâng cấp hệ thống phần cứng & phần mềm hàng năm

+ Doanh nghiệp cũng không cần phải trả lương hàng tháng cho nhân sự kỹ thuật

+ Cắt giảm các chi phí cố định hàng tháng như thuê chỗ đặt máy chủ Colocation

+ Thời gian triển khai hạ tầng nhanh chóng giúp bạn tập trung vào core business

- Khả năng mở rộng: Doanh nghiệp của bạn có thể mở rộng quy mô hoặc cắt giảm quy mô hoạt động tùy theo nhu cầu lưu trữ của từng thời điểm một cách nhanh chóng để phù hợp với tình hình sử dụng thực tế, cho phép linh hoạt và tùy chỉnh với các nhu cầu thay đổi của bạn. Nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây có thể giải quyết việc nâng cấp hạ tầng một đơn giản mà bạn không phải tốn nhiều nhiều chi phí và thời gian chờ đợi. Sử dụng dịch vụ Cloud giúp bạn giải phóng thời gian để tập trung cho việc điều hành phát triển doanh nghiệp của mình.

- Kinh doanh an toàn: Tiêu chí bảo vệ dữ liệu trên hệ thống máy chủ của bạn là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị ngắt quãng. Cho dù bạn gặp thiên tai, mất điện hay sự cố khác, việc lưu trữ dữ liệu trên dịch vụ điện toán đám mây sẽ đảm bảo dữ liệu của bạn được sao lưu và bảo vệ ở một vị trí an toàn và bảo mật. Việc có thể truy cập lại dữ liệu của bạn một cách nhanh chóng cho phép bạn tiến hành công việc kinh doanh như bình thường, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và duy trì năng suất.

- Hiệu quả cộng tác: Xây dựng một môi trường làm việc dựa trên nền tảng điện toán đám mây mang lại cho doanh nghiệp của bạn khả năng giao tiếp và chia sẻ dễ dàng hơn so với các phương pháp truyền thống. Nếu như bạn đang thực hiện một dự án ở các địa điểm khác nhau, bạn có thể sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để cấp phát tài nguyên cho nhân viên, nhà thầu và bên thứ ba quyền truy cập vào các tệp dữ liệu giống nhau. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn mô hình dịch vụ điện toán đám mây riêng (Private Cloud) để giúp bạn chủ động hơn trong vấn đề cấp phát tài khoản có quyền truy cập vào những dữ liệu phục vụ công việc.

- Tính linh hoạt cao: Điện toán đám mây cho phép nhân viên linh hoạt hơn trong thực hiện công việc của họ. Ví dụ: bạn có khả năng truy cập dữ liệu từ nhà, vào kỳ nghỉ hoặc ở bất kỳ nơi nào miễn là bạn có kết nối internet. Nếu bạn cần truy cập vào dữ liệu của mình khi ở bên ngoài, bạn có thể kết nối với văn phòng ảo của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Liệt kê 5 ví dụ sử dụng dịch vụ cloud trong thực tế

1. Cơ sở dữ liệu đám mây

Doanh nghiệp của bạn cần vận hành những cơ sở dữ liệu rất lớn nhưng ngân sách lại eo hẹp hoặc công ty bạn không đủ chuyên môn để thực hiện điều đó. Trong trường hợp đó, cơ sở dữ liệu trên hệ thống điện toán đám mây là một lựa chọn để thay thế tốt hơn.

Công nghệ điện toán đám mây đem đến cho đội ngũ IT một cơ sở dữ liệu hoạt động mạnh mẽ mà không cần công ty phải thật sự sở hữu cơ sở hạ tầng (các server). Nhà cung cấp dịch vụ cho bạn không chỉ hỗ trợ mà còn chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động bảo trì và vận hành của hệ thống cơ sở dữ liệu, trách nhiệm duy nhất của bạn là xử lý dữ liệu của chính bạn.

Hơn nữa, cơ sở dữ liệu hệ thống điện toán đám mây mang lại khả năng mở rộng vô tận cho các doanh nghiệp. Ví dụ: mùa bán hàng cao điểm đang đến và khả năng cao là các lượt truy cập trang web của công ty bạn sẽ tăng gấp 10 lần bình thường. Vì vậy, công ty bạn cần thêm một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu đám mây có thể được mở rộng hoặc thu nhỏ chỉ trong vài giây. Trong khi đó, với cách cài đặt truyền thống, sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để cài đặt máy chủ, kho lưu trữ và các thiết bị cần thiết khác.

2. Lưu trữ cho trang web trên hệ thống điện toán đám mây

Lưu trữ website của bạn trên đám mây là điều cần thiết nếu hệ thống hiện tại không thể đáp ứng với sự tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Nếu bạn đã xây dựng một trang web ổn định, bạn sẽ biết rằng việc lưu trữ trang web chiếm phần lớn các nguồn lực CNTT.

Lưu trữ trang web của bạn trên nền tảng đám mây cung cấp cho công ty khả năng mở rộng. Trong trường hợp có vấn đề, trang web công ty bạn đơn giản chỉ cần chuyển sang máy chủ có sẵn gần nhất, hoặc nhiều máy chủ khác có thể được thêm vào trong trường hợp nhu cầu của bạn thay đổi.

Điều quan trọng nhất là bạn chỉ phải thanh toán theo nhu cầu thực tế cho dịch vụ lưu trữ trang web trên hệ thống điện toán đám mây, tính bảo mật được đảm bảo bởi nhà cung cấp dịch vụ của bạn. Điều này giúp giải phóng thời gian và công sức cả công ty để tập trung vào các khía cạnh khác quan trọng hơn như việc phát triển nội dung.

3. Phân tích Dữ liệu lớn (Big Data)

Mọi dữ liệu mà chúng ta thấy hôm nay, chẳng hạn như xấp giấy tờ trên bàn, hồ sơ, hoặc dữ liệu số như tin nhắn trên Facebook của bạn, đều được gọi chung là “big data”.

Việc đưa dữ liệu của bạn lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây có thể không thu gọn kích thước dữ liệu nhưng chắc chắn nó sẽ giúp việc quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận hơn và khi kết hợp với quá trình phân tích, doanh nghiệp có thể rút ra những thông tin giá trị để khai thác và sử dụng.

Một trong những thách thức lớn của dữ liệu là việc xử lý chúng. Làm thế nào để trích xuất chỉ những thông tin hữu ích nhất từ vô vàn chồng dữ liệu vô trật tự? Nhiều nền tảng Phân tích dữ liệu lớn đang áp dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp khả năng xử lý các dữ liệu từ có cấu trúc đến cả không có cấu trúc.

4. Sao lưu và khôi phục dữ liệu của hệ thống điện toán đám mây

Dữ liệu nên được sao lưu thường xuyên, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tuân thủ theo quy trình. Ngày nay, chúng ta vẫn sao chép dữ liệu một cách thủ công thông qua các thiết bị lưu trữ, vừa mất thời gian, vừa hao tốn chi phí.

Phục hồi sau thảm họa là một kế hoạch chiến lược nhằm sao lưu và khôi phục dữ liệu doanh nghiệp một cách hiệu quả trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc tai nạn do con người. Thực hiện một kế hoạch khôi phục sau thảm họa qua dịch vụ điện toán đám mây có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ngoài lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành.

Trong trường hợp xảy ra thảm hoạ thiên nhiên, mà một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bị ảnh hưởng, vì dữ liệu công ty được giữ tách biệt trên đám mây, quá trình khôi phục có thể được thực hiện kịp thời và hoàn toàn tự động, do đó việc sử dụng đĩa, băng hoặc các phương tiện lưu trữ khác được loại bỏ.

5. Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu

Đây là một trong những hình thức cơ bản nhất của hệ thống điện toán đám mây. Các dữ liệu được lưu trữ trong đám mây khiến việc chia sẻ, truy xuất và lưu trữ trở nên cực kỳ dễ dàng. Google Drive, Dropbox, Shutterstock là những ví dụ phổ biến nhất của dịch vụ này.

Hiệu quả công việc sẽ được thúc đẩy nhanh chóng với các văn phòng ảo nơi mà bạn và các đồng nghiệp có thể dễ dàng cập nhật tình hình dự án, nhận phản hồi hoặc đơn giản là chỉnh sửa/ đánh giá ngân sách trong khi đang di chuyển. Đã qua rồi cái thời mà bạn phải gửi kế hoạch ngân sách trong nhiều định dạng khác nhau.

 

5. Hãy lựa chọn 1 công ty có sử dụng dịch vụ cloud: https://aws.amazon.com/solutions/case-studies/ và viết 1 đoạn mô tả ngắn về cách công ty sử dụng và lợi ích mang lại cho công ty đó

ELSA Corp. (ELSA) sử dụng công nghệ giọng nói và trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp người học tiếng Anh không phải là người bản ngữ cải thiện khả năng nói và phát âm của họ thông qua các bài học ngắn dựa trên ứng dụng. Ứng dụng ELSA Speak của nó hiện được bản địa hóa bằng chín ngôn ngữ và được người dùng trên hơn 100 quốc gia truy cập để học tiếng Anh. Việt Nam là thị trường thử nghiệm đầu tiên vào năm 2016. Để giúp xử lý lượng lớn dữ liệu từ khối lượng lớn hoạt động hàng ngày của người dùng, công ty cần đảm bảo nền tảng điện toán dựa trên đám mây của mình tiếp tục cho phép các cấu hình máy tính, cơ sở dữ liệu và lưu trữ linh hoạt. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và nhà phát triển của ELSA yêu cầu quyền truy cập dễ dàng vào dữ liệu do người dùng tạo trong thời gian thực và được lưu trữ để liên tục cải thiện các thuật toán giọng nói độc quyền của nó. Theo Xavier Anguera, đồng sáng lập và giám đốc công nghệ của ELSA, công ty của ông sử dụng Đám mây Dịch vụ Web Amazon (AWS) làm cơ sở hạ tầng điện toán toàn cầu. Điều này đã giúp nó cung cấp nội dung nhanh chóng cho người dùng và xử lý hơn bốn triệu bản ghi của người dùng mỗi ngày.


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

AWS GLOBAL CLOUD INFRASTRUCTURE